Du Lich Trà Vinh không còn là cái tên xa lạ đối với các tín đồ đam mê du lịch thích khám phá, trải nghiệm và nghỉ dưỡng. Hằng năm, nơi đây đón hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước bởi những món ăn đặc sản Trà Vinh, các địa điểm du lịch Trà Vinh cùng với những khu du lịch Trà Vinh khiến cho du lịch ở Trà Vinh trở thành điểm du lịch nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khu vực Châu Á và trên thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm du lịch Trà Vinh tự túc. Sau đây HItour.vn gửi đến các bạn cẩm nang chi tiết, hy vọng cẩm nang này sẽ đồng hành cùng bạn trên các chuyến vivu Trà Vinh sắp tới.
Chúng tôi sẽ đề xuất và cung cấp thông tin chi tiết cho bạn về những địa điểm du lịch ở Trà Vinh để bạn có thể tự sắp xếp, lên kế hoạch cho chuyến đi của mình được tốt nhất.(Danh sách sắp xếp theo thứ tự Mục lục bài viết)
I. Giới thiệu tổng quan về Trà Vinh
Trà Vinh là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Trà Vinh cách thành phố Hồ Chí Minh 200km đi bằng quốc lộ 53 qua tỉnh Vĩnh Long, khoảng cách rút ngắn thời gian chỉ còn 130km nếu đi bằng quốc lộ 60 qua tỉnh Bến Tre, cách thành phố Cần Thơ 50km. Được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu với 02 cửa Cung Hầu và Định An nên giao thông đường thủy có điều kiện phát triển.
Trà Vinh là tỉnh duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp Biển Đông
- Phía Tây giáp Vĩnh Long
- Phía Nam giáp Sóc Trăng
- Phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre ( có 65 km bờ biển)
Thành phố Trà Vinh là tỉnh lỵ của tỉnh Trà Vinh, có diện tích tự nhiên 68,035 km2 chiếm gần 3% diện tích của tỉnh. Nằm ở phía Nam sông Tiền có vị trí địa lý:
-
- Phía Bắc giáp sông Cổ Chiên, tỉnh Bến Tre
- Phía Tây Bắc giáp huyện Càng Long
- Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Châu Thành
- Phía Nam giáp huyện Châu Thành
- Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Châu Thành
Thành phố Trà Vinh nằm bên bờ sông Tiền, trên Quốc lộ 53 và cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 202km và cách thành phố Cần Thơ 100km, cách bờ biển Đông 40km, với hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy khá hoàn chỉnh thuận tiện để phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh.
II. Đi du lịch Trà Vinh mùa nào đẹp ?
Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình từ 20 – 27oC, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình từ 1.400 – 1.600 mm có điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất, kinh doanh và phát triển du lịch.
Nên mỗi mùa ở Trà Vinh đều có những điều thú vị riêng. Nếu bạn muốn du lịch biển Trà Vinh thì nên đi vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau là thời điểm phù hợp nhất.
III. Hướng dẫn du lịch Trà Vinh
3.1. Khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) đi Trà Vinh
3.1.1. Xe khách chất lượng cao Sài Gòn Trà Vinh
Thành phố Hồ Chí Minh cách Trà Vinh khoảng gần 200km , thời gian di chuyển giữa 2 thành phố này sẽ mất khoảng 3 tiếng 30 phút. Hằng ngày có rất nhiều các tuyến xe giường nằm chất lượng cao đi Trà Vinh, các bạn ở Sài Gòn bạn mua vé ở bến xe Miền Tây.
Tham khảo một xe khách chất lượng cao đi Trà Vinh từ Sài Gòn:
-
-
- Xe khách Kim Hoàng; SĐT: 0283 6.024.295
- Xe khách Tân Thanh Thủy; SĐT: 0294 3.858.687
- Xe khách Định An; SĐT: 0294 3.878.501
- Xe khách Việt Đan; SĐT: 0919 232.199
-
3.1.2. Đi Trà Vinh bằng xe máy
Có hai cung đường di chuyển từ Sài Gòn đến Trà Vinh là theo quốc lộ 53 (đi bằng xe máy) cứ đi thẳng 1 đường sẽ đến Trà Vinh hay đi cao tốc Trung Lương (chỉ dành cho Ô tô) đường rộng hơn, ngắn hơn so với Quốc Lộ 53 khoảng vài chục km.
3.2 Khởi hành từ thủ đô Hà Nội/Thành Phố Đà Nẵng đi Trà Vinh
3.2.1. Máy Bay
Hằng ngày đều có chuyến bay từ Hà Nội hoặc thành phố Đà Nẵng đi thành phố Hồ Chi Minh (bạn sẽ dừng chân tại Sân bay Tân Sơn Nhứt, sau đó di chuyển ra bến xe Miền Tây mua vé xe khách đi Trà Vinh) với nhiều hãng như Vietnam Airlines, VietjetAir,…bạn có thể tham khảo khung giờ bay và giá vé trên các wesite của hàng máy bay mà mình chọn (nên đặt vé trước để được giá tốt nhất).
IV. Các phương tiện di chuyển tại Trà Vinh
4.1. Thuê xe máy ở Trà Vinh
Với những địa điểm ngoại thành hoặc nội thành Trà Vinh ở xa hay gần, hãy thuê cho mình một chiếc xe máy vì đây là phương tiện lưu thông thuận tiện và chủ động nhất, trang bị một tấm bản đồ du lịch Trà Vinh và tự mình tham quan Trà Vinh nhé.
Một số địa điểm thuê xe máy ở Trà Vinh khu vực thành phố Trà Vinh dưới đây với giá thuê từ 100,000đ – 150,000đ/xe/ngày:
Thuê xe máy Văn Chính
-
-
- Địa chỉ: B3/12 Hồng Lục, Phạm Ngũ Lão, thành phố Trà Vinh
- Điện thoại: 0964 773.456
-
Thuê xe máy tại Nhà nghỉ Minh Nguyệt
-
-
- Địa chỉ: 60 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 2, thành phố Trà vinh
- Điện thoại: 0294 3.865.272
-
4.2. Xe Ôm ở Trà Vinh
Dịch vụ xe ôm ở Trà Vinh khá phổ biến, các bác xe ôm rất nhiệt tình. Tuy nhiên bạn cần thỏa thuận giá cả trước khi di chuyển nhé.
4.3. Taxi ở Trà Vinh
Taxi là phương tiện giao thông di chuyển phù hợp cho nhóm mà có người lớn tuổi và trẻ em đi cùng, di chuyển cũng rất thuận tiện dù trong nội ô hay ngoại ô Trà Vinh đều được.
Bạn có thể tham khảo một số hãng Taxi ở Trà Vinh:
-
-
- Taxi Mai Linh Trà Vinh – ĐT: 0294 3.57.57.57
- Taxi Thanh Thúy Trà Vinh – ĐT: 0294 3.86.86.86
- Taxi Trà Vinh – ĐT: 0294 3.82.82.82
-
V. Dịch vụ lưu trú khi đi du lịch Trà Vinh
5.1. Nhà nghỉ ở Trà Vinh
Nhà nghỉ là loại hình lưu trú phổ biến nhất, có ở hầu khắp các địa phương cũng như các điểm du lịch Trà Vinh. Với lợi thế giá rẻ cùng sự dễ tìm, với những ai không có yêu cầu quá cao về việc lưu trú, đây có thể là một lựa chọn phù hợp.
Bạn có thể tham khảo một số Nhà nghỉ ở Trà Vinh dưới đây:
Nhà nghỉ XO Mini
-
-
- Địa chỉ: 831 Pham Đình Phùng, Thành phố Trà Vinh, Trà Vinh
- SĐT: 0294 3867066
-
Nhà Nghỉ Thành Trí
-
-
- Địa chỉ: 03 K9 Nguyễn Thị Minh Khai, P7 ,Thành phố Trà Vinh, Trà Vinh
- SĐT: 0294 2.842.413
-
Nhà Nghỉ Kim Ánh Kim
-
-
- Địa chỉ: 306 Võ Văn Kiệt, Phường 7, Thành phố Trà Vinh, Trà Vinh
- SĐT: 0916 245.645
-
Nhà nghỉ Tuyết Mai
-
-
- Địa chỉ: 320 Sơn Thông, Phường 7, Thành phố Trà Vinh, Trà Vinh
- SĐT: 0294 3.840.922
-
5.2. Khách sạn ở Trà Vinh
Hệ thống khách sạn tại Trà Vinh tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm thành phố Trà Vinh số lượng khách sạn khá nhiều và rất da dạng về dịch vụ với chất lượng tốt nổi bật, giá cả phải chăng.
Bạn có thể tham khảo một số Khách sạn ở Trà Vinh dưới đây:
Khách sạn Thanh Trà
-
-
- Địa chỉ: 1 Phạm Thái Bường, P3 ,Thành phố Trà Vinh, Trà Vinh
- Điện thoại: 0294 3.853.621
-
Khách sạn Hoàn Mỹ
-
-
- Địa chỉ: 105a Nguyễn Thị Minh Khai, P7 ,Thành phố Trà Vinh, Trà Vinh
- Điện thoại: 0294 3.862.211
-
Khách sạn Duy Tùng
-
-
- Địa chỉ: 6 Điện Biên Phủ, P2 ,Thành phố Trà Vinh, Trà Vinh
- Điện thoại: 0294 2.858.567
-
Khách sạn Tấn Hằng
-
-
- Địa chỉ: 14 đường Điện Biên Phủ Phường 2 Khóm 3 ,Thành phố Trà Vinh, Trà Vinh
- Điện thoại: 0909 353.909
-
Khách sạn Hoa Anh Đào
-
-
- Địa chỉ: Khóm 4 Phạm Ngũ Lão, P1 ,Thành phố Trà Vinh, Trà Vinh
- Điện thoại: 0294 2.846.286
-
Khách sạn Thanh Thủy
-
-
- Địa chỉ: 35a Khóm 1 Ql53, P8 ,Thành phố Trà Vinh, Trà Vinh
- Điện thoại: 0294 3.842.077
-
Khách sạn Gia Hòa
-
-
- Địa chỉ: 75 Nguyễn Thị Minh Khai, khóm 5, P.7, Thành phố Trà Vinh
- Điện thoại: 0294 3.858.008
-
Khách sạn Cửu Long
-
-
- Địa chỉ: 999, Nguyễn Thị Minh Khai, P. 7, Thành phố Trà Vinh
- Điện thoại: 0294 3.862.615
-
Khách sạn Palace 1
-
-
- Địa chỉ: 3 Lê Thánh Tôn, P2 ,Thành phố Trà Vinh, Trà Vinh
- Điện thoại: 0294 3.864.999
-
Khách sạn Tuyết Linh
-
-
- Địa chỉ: 11 Nguyễn Thị Minh Khai, P7 ,Thành phố Trà Vinh, Trà Vinh
- Điện thoại: 0294 2.860.860
-
VI. Địa điểm Du Lịch Trà Vinh
6.1. Chùa Ông Mẹt
Chùa Ông Mẹt (Mẹk) tại người việt phát âm không được từ Ta Meas nên cứ kêu là Ông Mẹt. Chùa chính thức theo tiếng Khmer là Bodhisálaràja, còn có tên gọi khác là chùa Kom Pong tọa lạc ở số 50/1 đường Lê Lợi, thuộc phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.
Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, và hiện là nơi đặt Trường trung cấp Phật học Nam tông Khmer. Ngày 3 – 3 – 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định số 834/QĐ – BVHTTDL công nhận chùa Ông Mẹt là di tích cấp Quốc gia.
Đây là một ngôi chùa rất cổ ở Trà Vinh. Theo lời truyền kể thì chùa được tạo dựng đầu tiên vào khoảng năm 642 tại khu vực gần sân vận động tỉnh bây giờ. Đến khoảng năm 711, chùa mới được dời về vị trí hiện nay.
Ngôi chùa hiện nay có diện tích 12.900m2. Chính điện được trùng tu vào những năm đầu của thế kỷ 20. Đây là một tòa nhà hình chữ nhật, mặt quay về hướng Đông, tọa lạc trên nền cao tam cấp. Mái chùa lợp ngói và có ba lớp. Mái trên cùng dốc hơn các mái kia. Các góc đầu đao của mái đều có đuôi rồng cao vút uốn lượn. Giữa các cấp mái có rèm che mưa, che nắng làm bằng gỗ, chạm khắc hoa văn. Trên các bờ dãy giáp mí của mái là các con rồng (phu chông) nằm xoãi dài. Ở các đầu cột ngoài hành lang chùa đều có tượng vũ nữ Kaynor dang tay chống đỡ mái ngói. Cột, kèo, xiên, đòn tay, la phông…ở ngôi chính điện đều bằng gỗ quý sơn son thếp vàng và chạm khắc hoa văn hết sức công phu, sắc xảo với nhiều đề tài khác nhau. Trên vách có vẽ các tranh phân kỳ sự tích Phật Thích Ca. Trên mái có đấp hình tượng rồng rất độc đáo. Như bao ngôi chùa thuộc hệ phái Nam tông Khmer khác, bên trong chính điện chùa Ông Mẹt cũng thờ duy nhất Phật Thích Ca.
Ngoài ngôi chính điện, trong khuôn viên chùa còn có thư viện được xây dựng năm 1916, theo kiểu nhà sàn, quay mặt về hướng Đông, hai đầu có cầu thang lên xuống. Thư viện được chia làm ba gian: gian chính dùng để trưng bày sách; hai gian hai bên dùng để đọc. Sàn thư viện được làm bằng gỗ quý. Các chân cột được xây gạch bên dưới để tránh mối mọt, ẩm. Các đầu cột và xiên bên trong được chạm khắc hoa văn và sơn son thếp vàng. Đầu hồi ở phía tây chạm khắc hoa hướng dương, đầu hồi ở phía đông là hai sư tử cầm dù che mâm để kinh sách. Đặc biệt, ở gian chính có bức bình phong gỗ là tác phẩm mỹ thuật độc đáo. Trải qua thời gian, ngôi chùa được trùng tu sửa chữa trùng lần, nhưng hai công trình trên (chính điện và thư viện) vẫn giữ được giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật.
Để tạo điều kiện tốt cho quý sư ở các nơi về chùa tu học, năm 2001, chùa xây dựng thêm ngôi Tăng xá Đại Đoàn Kết.
6.2. Chùa Hang Trà Vinh
Chùa Kompông Chrây có nghĩa là “bến cây đa”, còn có tên là Kompongnikroth (Tên chính của chùa là Kompông Chrây, vì hồi xưa phía trước cổng chùà có một bến đò ở dưới gốc cây đa). Sau này, người dân thấy cổng phụ được thiết kế như một cái hang nên người ta mới gọi là Chùa Hang Trà Vinh. Ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer tọa lạc tại khóm 4, thị trấn Châu Thành, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.
Chùa Hang tọa lạc trong khuôn viên có diện tích hơn 6ha, trong đó khoảng một nửa diện tích là vườn cây cổ thụ (đa phần là sao, dầu). Chùa được thành lập năm 1637 và đã trải qua 22 đời sư trụ trì. Năm 1968 trong sự kiện Tết Mậu Thân, chùa bị bom đạn tàn phá nặng nề. Năm 1977, sư Thạch Suông (nay là sư trụ trì đời thứ 23) trở về, và vận động phục dựng lại chùa. Từ đó đến nay, qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa trở nên khang trang và bề thế.
Chánh điện chùa tọa lạc trên nền cao 3 m, có nhiều bậc cấp dẫn lên, được trang trí lộng lẫy với nhiều hoa văn, họa tiết. Mái của chính điện được cấu tạo gồm nhiều lớp chồng lên nhau làm nên khoảng không gian cao vút, đỉnh nhọn như một chóp tháp. Ở các đầu cột đều có tượng vũ nữ Kẽn naarr dang đôi tay chống đỡ mái. Bên trong chánh điện là hai hàng cột cao lớn uy nghi. Giữa chánh điện là bàn thờ. Tượng Phật Thích Ca to lớn đặt trên cao, phía dưới là những tượng Phật Thích Ca nhỏ hơn trong nhiều tư thế khác nhau.
Cũng giống như bao ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer khác, chùa Kompông Chrây có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Khmer ở đây. Bởi chùa không chỉ là nơi tu hành của các vị sư, mà còn là nơi giáo dục đạo đức cho các thanh niên Khmer và bảo tồn truyền thống văn hóa nghệ thuật của dân tộc. Điều đặc biệt nhất ở chùa Kompông Chrây là trong chùa có hẳn một xưởng thủ công điêu khắc gỗ. Những tác phẩm điêu khắc ở chùa rất đa dạng và phong phú như tượng Phật, tượng cầm thú,…rất được du khách trong và ngoài nước tán thưởng.
6.3. Chùa Âng Trà Vinh
Chùa Âng Trà Vinh (tên Khmer là Angkorajaborey) là một ngôi chùa cổ trong hệ thống chùa Khmer của tỉnh Trà Vinh hiện tọa lạc bên quốc lộ 53, thuộc khóm 4, phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam. Chùa Âng nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5km, nằm trong khuôn viên thắng cảnh Ao Bà Om, và đối diện với Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh. Ngày 25 – 8 – 1994, chùa Âng đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Đây là một trong những ngôi chùa tiêu biểu trong hệ thống 141 ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh. Theo Bảng Di tích lịch sử chùa Âng, thì chùa có từ năm 990. Đến năm 1695, ngôi chính điện được xây dựng lại bằng lá tre. Năm 1842, chùa được xây dựng lại bằng gỗ quý (rui, mè và 60 cây cột), lợp ngói và tường xây. Sau đó, chùa còn được trùng tu vài lần nữa.
Chùa nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 4 ha, có hào nước sâu bao bọc và được xây dựng theo lối kiến trúc trang trí chùa Khmer Nam Bộ.
Chánh điện quay về hướng Đông, tọa lạc nên một nền cao 2m. Mái của chính điện được cấu tạo gồm ba cấp, hai mái trên cùng thì dốc và cao hơn mái còn lại. Các gò mái có thần rắn Naga, đuôi cong vút, tượng trưng cho sự dũng mãnh vĩnh cửu. Ở các đầu cột là những tượng vũ nữ Kẽn naarr và tượng người đầu chim (Krũd) với hai tay chống đỡ mái. Quanh chính điện có trụ cột, hàng rào với đầu thần Bayon bốn mặt. Ngoài ra ở đây còn có tượng chằn Yeak mặc áo giáp với khuôn mặt dữ dằn…
Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có các hạng mục công trình khác như: trai đường, giảng đường, các Tăng xá và các tháp chứa di cốt…
6.4. Ao Bà Om Trà Vinh
Ao Bà Om Trà Vinh hay Ao Vuông là một thắng cảnh độc đáo và nổi tiếng ở tỉnh Trà Vinh, Việt Nam, thuộc khóm 3, phường 8 thành phố Trà Vinh (trước đây là ấp Tà Cụ, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành), cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 7km dọc theo quốc lộ 53 về phía Tây Nam. Ao có hình chữ nhật, rộng 300m, dài 500m (vì gần với hình vuông nên còn được gọi là Ao Vuông). Mặt nước ao trong xanh và phẳng lặng được phủ bởi hoa sen, hoa súng. Ao được bao bọc xung quanh bởi các gò cát mấp mô với các hàng cây sao, cây dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi có rễ nổi lên khỏi mặt đất tạo nên những hình thù kì lạ.
Theo truyền thuyết, để có hồ nước ngọt dùng trong mùa khô, dân làng người Khmer tổ chức cuộc thi đào ao giữa hai nhóm phái nam và nữ đồng thời cũng để quyết định phái nào thua sẽ phải đi cưới hỏi phái kia. Bên phái nam ỷ sức mạnh, vừa làm vừa chơi. Bên phái nữ dưới sự lãnh đạo của người tên Om, dùng nhiều mưu mẹo để trì hoãn nhóm nam. Khi đào gần xong, họ còn cho thả đèn lồng ở phía đông làm cho nhóm nam tưởng là sao Mai đã mọc nên nghỉ sớm. Sau cuộc thi, nhóm nam thua cuộc và ao của họ hiện vẫn còn dấu tích tuy đã cạn nước. Ao của nhóm nữ được đặt tên theo tên của bà Om.
Ngày nay ao Bà Om thường được các học sinh sinh viên chọn làm nơi cắm trại vào những dịp lễ hay lúc nghỉ hè. Đây cũng là nơi hẹn hò của nhưng đôi nam nữ cũng như là nơi các cặp vợ chồng mới cưới đưa nhau ra chụp hình quay phim lưu niệm.
6.5. Phước Minh Cung
Phước Minh Cung thường được gọi là Chùa Ông Trà Vinh vì vị thần chính được tôn thờ là Quan Thánh đế (Quan Công), tọa lạc tại số 44 đường Điện Biên Phủ, Phường 2, thành phố Trà Vinh, được xem là một công trình kiến trúc độc đáo tiêu biểu và là một bảo tàng mỹ thuật truyền thống của cộng đồng người Hoa trên địa bàn Trà Vinh. Ngôi chùa này có niên đại vài thế kỷ và được trùng tu vào đầu thế kỷ XX. Phước Minh cung được Bộ VHTT xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia vào năm 2005.
Không gian kiến trúc của ngôi chùa theo kiểu “nội công ngoại quốc” truyền thống Trung Hoa, với ba ngôi tiền điện, trung điện, chính điện theo hình chữ “Tam” và hai dãy tả điện, hữu điện hướng vào. Toàn bộ công trình lợp ngói âm dương theo nhiều tầng bậc, diềm mái tráng men xanh ngọc, cột kèo làm bằng gỗ quí. Bên trong nội thất, từ khánh thờ,bàn thờ đến cửa ra vào hoành phi, liễn đối…đều được chạm khắc tinh xảo và trang trí theo motupe mỹ thuật truyền thống Trung Hoa như lưỡng long chầu nguyệt, long phụng tranh châu, tứ linh, tứ bình, bát tiên, đào viên kết nghĩa… Hàng năm, cứ vào dịp Rằm tháng Giêng âm lịch, tại Phước Minh cung diễn ra lễ hội Nguyên tiêu của cộng đồng người Hoa Trà Vinh.
6.6. Chùa Vàm Ray
Chùa Vàm Ray là ngôi chùa Phật giáo Nam tông lớn nhất Việt Nam ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh và theo phong cách Angkor Khmer.
Chùa Vàm Ray ở Trà Vinh nằm ở ấp Vàm Ray, xã Hàm Tân (trước kia là xã Hàm Giang), huyện Trà Cú, với thời gian tồn tại hơn 600 năm. Để giữ di tích cổ còn sót lại, ông Trầm Bê đã tài trợ phục chế và cải tạo, trong thời gian 3 năm với tổng kinh phí hơn 1 triệu USD.
Chùa Vàm Ray khởi công phục dựng và cải tạo từ ngày 3 – 5 – 2004 đến ngày 3 – 3 – 2008 thì hoàn thành, và được chính thức khánh thành ngày 22 – 5 – 2010. Chùa mang phong cách kiến trúc Angkor, một kiến trúc đặc trưng của người Campuchia. Ngôi chánh điện chùa Vàm Ray có 4 cổng, cổng chính quay mặt về hướng đông theo như các chùa Khmer nam Bộ. Nhìn từ bên ngoài, chùa có hình dáng của một cung điện vàng với những hoa văn, họa tiết được khắc chạm tỉ mỉ. Chùa có pho tượng Phật Nhập Niết Bàn dài 54m.
6.7. Chùa Cò Trà Vinh
Chùa Cò Trà Vinh có tên thật là chùa Nodol, hay chùa Giồng nhưng người Khmer gọi là Wat Phnô Đôn vì chung quanh có nhiều dừa (tiếng Khmer Wat là chùa, Phnô là giồng cát, Đôn là cây dừa). Người dân quen gọi là chùa Cò vì hơn một trăm năm nay nơi này đã trở thành nơi cư trú của hàng ngàn con chim cò các loại như: cò, cồng cộc, bồ câu… trong đó đông nhất là họ nhà cò với rất nhiều loại: cò trắng, cò quắm, cò đầu đỏ, cò đầu vàng, cò mỏ vàng, cò mỏ đen…
Chùa Cò tọa lạc tại ấp Cây Da, xã Đại An, huyện Tà Cú, nằm cách Thành phố Trà Vinh khoảng 40km về hướng Nam. Để đến với chùa Cò, từ trung tâm Thành phố Trà Vinh, bạn chạy theo đường QL.54 đến với huyện Trà Cú, di chuyển tiếp về phía cảng Định An (một nhánh của sông Hậu) đến cổng chào xã Đại An, rẽ phía bên trái bạn sẽ bắt gặp cổng Chùa Cò.
Lịch sử chùa Cò ghi lại, chùa được xây dựng từ năm 1677. Trải qua hơn 300 năm tồn tại và phát triển, chùa Cò đã được trùng tu vô số lần lớn nhỏ. Cổng chùa được trùng tu vào năm 1968 và chánh điện được trùng tu năm 1944. Sau lần trùng tu gần nhất năm 2009 và 2012, chùa được hoàn thiện đưa vào sử dụng cho tới ngày nay.
Giống như những ngôi chùa Phật giáo khác trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Chùa Cò có quần thể kiến trúc mang đặc trưng của chùa Khmer Nam Bộ. Bao gồm những công trình như cổng chùa, chánh điện, tháp đựng cốt, nhà tăng, nhà hội…được bài trí hài hòa trên một khuôn viên rộng lớn.
6.8. Nhà thờ Mặc Bắc Trà Vinh
Nhà thờ Công giáo Mặc Bắc tọa lạc tại thị trấn Cầu Quan, huyện Tiểu Cần cách thành phố Trà Vinh 30km và cách thị trấn Tiểu Cần 7km đều theo hướng tây nam, cách bờ trái sông Hậu 3km về hướng đông. Đây là ngôi thánh đường có qui mô lớn nhất, niên đại cao nhất thuộc một giáo xứ Công giáo không chỉ lớn nhất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, mà còn là một trong những giáo xứ có đông giáo dân nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Khuôn viên nhà thờ Mặc Bắc rộng hơn 1ha, được che mát bởi những hàng cây cổ thụ, nằm ở vị trí trung tâm con giồng đất cát cao ráo, cổng chính nhìn ra ngã ba giao nhau giữa quốc lộ 60 và con đường dẫn ra chợ và bến tàu Cầu Quan sầm uất.
Nhà thờ Mặc Bắc là một công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo nổi tiếng, là sự kết hợp phong cách kiến trúc La Mã, kiến trúc Pháp và kiến trúc truyền thống người Việt cuối thế kỷ XIX.
Sau 130 năm tồn tại, Nhà thờ Mặc Bắc đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn giữ được dáng vẻ như thiết kế ban đầu. Riêng hồ nước đã được san lấp vừa tránh nguy hiểm cho trẻ nhỏ vừa tạo thêm diện tích phần sân trước cho các hoạt động khác. Một số hạng mục được xây dựng mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của một giáo xứ có lịch sử hình thành, phát triển lâu dài nhưng vẫn hài hòa trong một cảnh quan chung.
6.9. Biển Ba Động Trà Vinh
Biển Ba Động Trà Vinh là danh thắng và là khu du lịch nổi tiếng thuộc xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh cách trung tâm thành phố Trà Vinh 50km về hướng đông nam và cách thị xã Duyên Hải 10km về hướng đông. Khu du lịch biển Ba Động có vị trí nằm giữa hai cửa biển Cung Hầu (sông Tiền), Định An (sông Hậu), nhìn chính diện ra biển Đông.
Theo những người dân sống lâu năm ở vùng đất này cho biết, sở dĩ có tên gọi biển Ba Động là bởi mỗi khi thủy triều xuống, bờ biển nơi đây lại nổi lên ba động cát, gồm hai động nhỏ và một động lớn có dáng vẻ độc đáo, thu hút sự hiếu kỳ của người dân bản địa.
Du khách đến với bãi biển Ba Động không chỉ được thư giãn, bơi lội thỏa thích trong làn nước biển và lăn mình trên bãi cát tại đây, ngoài ra còn có dịch vụ vui chơi cưỡi mô tô nước lướt trên ngọn sóng một cách an toàn. Đến với khu du lịch Biển Ba Động, bạn đừng bỏ lỡ khoảng khắc lúc ánh bình minh hoặc ánh hoàng hôn trên biển. Cách Ba Động không xa là một cánh rừng ngập mặn mênh mông với vẻ đẹp hoang sơ, giúp du khách có những trải nghiệm khám phá đầy thú vị.
Trên bãi tắm Ba Động còn có những gian chòi lá trải dọc bờ biển, là nơi để du khách thưởng thức các món đặc sản ven biển hấp dẫn như: chù ụ rang me, tôm sú Cồn Cù, nghêu Nhà Mát, ốc cà na hấp sả, nước mắm Rươi…
6.10. Thiền Viện Trúc Lâm Trà Vinh
Thiền Viện Trúc Lâm Trà Vinh tọa lạc tại ấp Khoán Tiều, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với diện tích gần 10ha trong quần thể Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn biển Ba Động. Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh với các hạng mục chính: Chính điện, hành lang, giảng đường, nhà tổ, lầu chuông, lầu trống, cổng tam quan và nhà trụ trì.
Thiền viện Trúc Lâm tại Trà Vinh có vị trí đẹp, phong cảnh hài hòa, ngôi chánh điện có hướng nhìn ra biển Đông, khuôn viên được bao bọc bởi nhiều động cát cao, phủ đầy dương xanh ngát, rì rào cùng sóng biển. Đây là một trong 58 cơ sở Tu viện, Thiền viện thuộc phái Trúc Lâm Yên Tử.
Thiền Viện Trúc Lâm ở Trà Vinh được xây dựng với mong muốn khôi phục những giá trị văn hóa phật giáo truyền thống theo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông, đồng thời tạo điều kiện cho tăng ni, phật tử hữu duyên tu thiền. Nơi đây còn là điểm nhấn du lịch của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng, góp phần đa dạng sản phẩm du lịch trong quần thể khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn biển Ba Động, tạo cơ hội cho ngành du lịch tỉnh Trà Vinh phát triển.
6.11. Cù Lao Tân Quy
Cù lao Tân Quy là cù lao nhỏ nằm giữa dòng sông Hậu, thuộc địa phận xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Tân Quy nằm cách thành phố Trà Vinh hơn 5km về hướng tây bắc. Cù lao này có một vườn cây ăn trái, với nhiều loại trái cây đặc sản nổi tiếng khắp gần xa như chôm chôm, nhãn xuồng cơm vàng, sầu riêng, măng cụt…đặc biệt măng cụt Tân Quy đang được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước bởi chất lượng cao và sản lượng ổn định. Nghề truyền thống ở cù lao này là nghề “săn cá Bông lau”.
Ngoài được tận hưởng một không khí trong lành, thơ mộng, thưởng thức hương vị thơm ngon của trái cây miệt vườn. Du lịch Trà Vinh đến nơi đây bạn còn sẽ thích thú hơn khi được tận hưởng với cảm giác đi xe đạp, tắm sông, chèo thuyền ngắm sông nước, vườn cây trái nối tiếp nhau xanh ngút ngàn hay xuống thuyền phiêu lưu một chuyến “săn cá Bông lau” cùng với người dân xứ vườn nhiệt tình, hiếu khách.
6.12. Cù lao Long Trị
Cù lao Long Trị có tên dân gian là Cồn Bàng (vì ngày xưa thời trên cồn có rất nhiều cây bàng mọc thành rừng), lấy tên hành chính là ấp Long Trị thuộc xã Long Đức, thành phố Trà Vinh. Cù lao Long Trị cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 5km, về phía đông, với khoảng 20 phút di chuyển, bao gồm 10 phút đường bộ và 10 phút đi phà vượt hơn 700m qua sông Cổ Chiên.
Nơi đây nằm giữa dòng sông Cổ Chiên hiền hòa, phù sa bồi đắp hàng năm nên cù lao này có nhiều cây trái đặc sản như nhãn, mận, xoài, bưởi,…xen lẫn với các loài cây ngập mặn như bần, dừa nước…cùng hệ động vật phong phú. Bạn sẽ được thả hồn vào khung cảnh mênh mông, không khí trong lành, được thưởng thức các món ăn đặc sản miền Tây tại nơi đây.
6.13. Cồn Chim Trà Vinh
Cồn Chim thuộc ấp cù lao Cồn Chim, xã Hòa Minh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Cồn có diện tích tự nhiên 60ha nằm giữa sông Cổ Chiên, cách trung tâm thành phố Trà Vinh 10km về hướng Đông Bắc theo tuyến đường sông và khoảng 15km theo tuyến quốc lộ 53. Từ đất liền, muốn đến với Cồn Chim du khách phải đi qua phà mới tới được Cồn Chim Trà Vinh.
Nơi đây còn giữ được nhiều nét văn hóa của vùng quê Nam bộ, cảnh quan thiên nhiên hữu tình, không khí trong lành, người dân gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp sạch. Du khách đến với Cồn Chim sẽ được ngắm nhìn thỏa thích phong cảnh sông nước của miền quê thanh bình cùng những cánh rừng bần cao xanh ngút trời. Du khách được trải nghiệm các hoạt động câu cua, đặt lú tôm cá…và được thưởng thức các món ngon hải sản tươi sống, cùng những món ăn dân dã do chính các đầu bếp tại địa phương nấu.
6.14. Chợ Trà Vinh
Chợ Trà Vinh tọa lạc tại Điện Biên Phủ, Phường 3, thành phố Trà Vinh. Đây là địa Điểm ở Trà Vinh để mua sắm và mang đặc sản Trà Vinh làm quà về cho gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp, nơi đây bán rất nhiều đặc sản ngon của Trà Vinh.
6.15. Cồn Nghêu Trà Vinh
Cồn Nghêu Trà Vinh cách bờ biển Mỹ Long khoảng 10 phút đi ca nô, thuộc địa phận Mỹ Long, huyện Cầu Ngang và xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Đây là một cồn cát chỉ xuất hiện khi thủy triều xuống, còn khi thủy triều lên, toàn bộ cồn cát chìm trong nước biển. Không khí nơi đây mát mẻ trong lành, hấp dẫn du khách bởi sự tồn tại lúc ẩn lúc hiện của cồn cát. Gọi là Cồn Nghêu vì nghêu ở đây nhiều vô kể, được mệnh danh là “mỏ nghêu” của Trà Vinh.
Đến với Cồn Nghêu, bạn có thể tự tay bắt lấy những con nghêu ngay dưới bãi cát, mang lên luộc và thưởng thức vị ngon ngọt của thịt nghêu ngay tại chỗ. Ngành du lịch Trà Vinh đã đưa Cồn Nghêu vào qui hoạch phát triển du lịch của tỉnh và đang kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực này.
VII. Khu Du Lịch Trà Vinh
7.1. Khu Du Lịch Sinh Thái Rừng Đước
Khu Du Lịch Sinh Thái Rừng Đước là một khu rừng gần 700ha nằm ở xã Long Khánh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Cánh rừng này nằm trong hệ thống rừng ngập mặn ven biển Nam Bộ được nhà nước chăm sóc và bảo tồn. Rừng đước cách khu du lịch Ba Động nổi tiếng khoảng 7km. Khu rừng này có nhiều loại cây như đước, mắm, chà là gai, vẹt…trong đó nhiều nhất là cây đước.
Đây là khu rừng được nhân dân Long Khánh cùng các xã lân cận trồng mới và được bảo vệ nghiêm ngặt, bởi vì Đước là chủng loại thực vật đặc hữu trên nền đất ngập mặn có giá trị cao về mặt kinh tế lẫn sinh cảnh. Rừng đước Long Khánh sẽ là nơi bảo tồn, tái tạo các động vật hoang dã, bao gồm thú rừng, chim muông, thủy hải sản đặc trưng của vùng ngập mặn đang đứng trước nguy cơ ngày càng cạn kiệt. Du khách có thể đến với khu du lịch sinh thái rừng Đước Long Khánh bằng cả hai phương tiện đường thủy lẫn đường bộ.
7.2. Khu du lịch sinh thái cù lao Long Trị
Khu du lịch sinh thái cù lao Long Trị cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 5km, về phía đông, với khoảng 20 phút di chuyển, bao gồm 10 phút đường bộ và 10 phút đi phà vượt hơn 700m qua sông Cổ Chiên.
Khu du lịch sinh thái cù lao Long Trị có diện tích khoảng 10ha, trong khu vườn chủ yếu là cây nhãn, tạo rất nhiều bóng mát. Đây là một trong những khu du lịch sinh thái đầu tiên ở tỉnh Trà Vinh được đầu tư xây dựng quy mô để phục vụ khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái cù lao Long Trị là 15 tỷ đồng được chia làm 3 giai đoạn và thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, tức là xây dựng xong giai đoạn nào là đưa vào khai thác giai đoạn đó cùng lúc với việc tiếp tục xây dựng giai đoạn tiếp theo. Hiện nay, khu du lịch này đã hoàn thành và đưa vào khai thác, phục vụ khách tham quan, du lịch các hạng mục cầu cảng, sảnh nhà ăn, đường nội bộ, bơi xuồng, câu cá, chạy xe đạp vòng quanh khu du lịch và nhà hàng ăn uống…Ngoài chức năng là khu bảo tồn sinh thái, nơi đây còn phát triển các dịch vụ để phục vụ du khách như ẩm thực, câu cá, bơi xuồng dạo mát khu vườn cây, đồng thời tổ chức tiệc cưới, hội thảo, họp mặt, nhà nghỉ dưỡng. Đặc biệt ngày cuối tuần sẽ phục vụ đờn ca tài tử, múa Khmer Nam bộ hoặc phục vụ du khách theo đoàn.
7.3. Khu Du Lịch Sinh Thái Huỳnh Kha
Khu Du Lịch Sinh Thái Huỳnh Khatọa lạc tại ấp Long Bình A, phường 4, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh (nằm trên đường Bạch Đằng, phường 4 rẽ vào hướng đối diện Trường Chuyên Nguyễn Thiện Thành) có diện tích rộng 8ha bao gồm các hạng mục: Khu cafe, khu Karaoke, khu nhà hàng tiệc cưới, khu Alacarte, hồ thủy tạ, tiệc cưới ngoài trời, khu ẩm thực chay, khu ẩm thực việt, quầy lưu niệm, quầy thức ăn nhanh, hồ uyên ương, đồi ngoạn cảnh, khu vui chơi giải trí, thể thao, hồ bơi, khu vui chơi trẻ em, khu resort,…để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân địa bàn tỉnh Trà Vinh và khách du lịch đến với Trà Vinh.
7.4. Bảo Tàng Khmer Trà Vinh
Bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh nằm trong quần thể Khu di tích Ao Bà Om và Chùa Âng hiện tọa lạc tại khóm 4, phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.
Bảo Tàng Khmer Trà Vinh được xây dựng năm 1995, và đưa vào sử dụng năm 1997 trên diện tích 1.700 m2 trong một khuôn viên rộng 1ha. Tòa nhà chính được xây theo kiểu kiến trúc truyền thống kết hợp với kiến trúc hiện đại, gồm một trệt một lầu. Tầng trệt là văn phòng làm việc của cán bộ, nhân viên bảo tàng. Tầng trên gồm có ba phòng dùng để trưng bày gần 1.000 hiện vật, phản ánh đời sống văn hóa, vật chất tinh thần rất phong phú của dân tộc Khmer ở Nam Bộ.
7.5. Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tọa lạc ở ấp Vĩnh Hội, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 5 km về hướng Bắc. Ngôi đền hiện nay có kết cấu theo kiểu hình khối vuông, nóc bánh ú, mái lợp lá, nền láng xi măng. Sau năm 1975, nơi đình tọa lạc được mở rộng 4 ha, và lần lượt có thêm nhiều hạng mục được xây dựng như: cổng chào, nhà bao che đền thờ, nhà truyền thống, nhà trưng bày vũ khí, nhà sàn Bác Hồ (phục dựng theo nguyên mẫu nhà sàn Bác Hồ ở Hà Nội).
Hiện nay, những di vật trong đền thờ gồm có: 3 bộ lư bằng đồng, 1 lư hương, 2 lục bình bằng đồng, 5 tấm màn chắn, 2 đôn sứ hình voi, 1 chân dung Bác Hồ (chất liệu sơn dầu), 1 bộ bình trà, 2 bàn thờ gỗ khảm xà cừ, 1 tủ thờ gỗ khảm xà cừ,…Ngày 5 – 9 – 1989, Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Long Đức (Trà Vinh) đã được công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, và được chính quyền tỉnh Trà Vinh chọn làm biểu trưng của tỉnh.
VIII. Các lễ hội truyền thống tại Trà Vinh
8.1. Lễ Vu Lan thắng hội – Lễ hội báo hiếu
Lễ Vu lan thắng hội hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi khác là lễ hội chùa ông Bổn được tổ chức hàng năm vào ngày 27 và 28 tháng 7 âm lịch tại khóm 1, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Đây là một nét văn hóa đặc trưng từ hàng trăm năm nay của người người Triều Châu đến Trà Vinh sinh cơ lập nghiệp, lễ cúng cô hồn – một lễ hội dân gian tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc Trà Vinh.
Mục đích của lễ hội là báo hiếu và cầu an, thu hút hàng chục nghìn người tham dự, phản ánh nét hỗn dung tín ngưỡng độc đáo của các dân tộc tại trà Vinh là Kinh, Khmer và Hoa.
8.2. Lễ hội Chôl Chnam Thmây – Lễ hội mừng năm mới
Lễ Chôl Chnam Thmây còn được biết là lễ hội mừng năm mới của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ nói chung và tại Trà Vinh nói riêng. Thời gian diễn ra lễ hội kéo dài khoảng 3 ngày, từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 4 Dương lịch hằng năm. Đây là một lễ hội truyền thống độc đáo và lớn của mảnh đất Trà Vinh và không khí tại các chùa và phum sóc Khmer gần như náo nhiệt suốt ngày đêm, mọi người vui vẻ ca hát và nhảy múa theo nhạc.
8.3. Lễ hội Ok Om Bok – Lễ cúng trăng
Lễ hội Ok Om Bok của dân tộc người Khmer tỉnh Trà Vinh là một trong 19 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhân vào năm 2014. Lễ hội còn được biết đến với tên gọi khác là lễ Cúng trăng, một lễ hội dân gian có từ rất lâu đời được tổ chức vào tháng 10 âm lịch. Lễ hội diễn ra nhằm mục đích tạ ơn đối với Mặt trăng – vị thần thiên nhiên đã giúp cho họ có một vụ mùa bội thu và đem đến sự no ấm, cũng là một lễ để chào đón mùa mùa khô và tiễn mùa mưa.
Lễ hội Ok Om Bok không chỉ gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo mà còn là một phong tục tập quán độc đáo của người dân Khmer Trà Vinh, là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh của một dân tộc. Lễ hội còn mang lại sự đoàn kết, gắn bó của các dân tộc tại đây, góp phần tạo nên sự đa dạng đời sống văn hóa.
8.4. Lễ cúng biển ở Mỹ Long – Lễ Nghinh Ông
Lễ cúng biển ở Mỹ Long ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh cũng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là một trong những di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2013. Đây là một lễ hội có gần 300 năm tuổi, là một lễ hội truyền thống độc đáo với nhiều nghi thức đặc sắc gắn liền với lịch sử, tín ngưỡng, phong tục tập quán của cư dân vùng đất Mỹ Long – Cầu Ngang. Hàng năm, lễ hội thu hút hàng chục ngàn lượt khách du lịch từ mọi nơi trên đất nước về đây tham dự.
Lễ hội cúng biển Mỹ Long góp phần tạo nên một đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người dân trên mảnh đất Trà Vinh, mang đậm chất dân gian nhưng cũng là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống của tất cả mọi người.
Lễ hội còn được gọi là lễ hội nghinh Ông bắt đầu từ ngày 11 đến ngày 12 tháng 5 âm lịch, bao gồm nhiều nghi thức như: Giỗ Tiền Chức, Nghinh Nam Hải, Tế Thần Nông và chiến sĩ trận vong, Chánh tế Chúa Xứ – bóng rỗi, Nghinh ngũ phương và Tống tàu. Lễ hội không chỉ là điểm tựa tinh thần của người dân mà còn là dịp để mọi người vui chơi giải trí, giao lưu cộng cảm và trao truyền đạo lý, tình cảm, bày tỏ mong muốn vụ mùa bội thu, đầy ắp cá tôm và phúc lộc thọ cho mọi nhà.
IX. Đặc sản Trà Vinh
Trà Vinh là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long – Việt Nam. Nhắc đến du lịch Trà Vinh nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực và lễ hội, di tích lịch sử, nơi giao thoa của người Kinh, Hoa, Khmer. Dưới đây HItour chia sẻ đến các bạn về đặc sản Trà Vinh mua về làm quà và món ngon Trà Vinh để các bạn tự thưởng thức, tham khảo những chia sẻ sau đây mà khi đi du lịch Trà Vinh nhất định phải trải nghiệm.
9.1. Nước Mắm Rươi – Nước Mắm Rươi Long Vinh – Đặc sản Trà Vinh
Nước Mắm Rươi có giá trị thơm ngon bậc nhất, nước mắm cao cấp, cho ta lượng đạm cao, nhiều bổ dưỡng và hấp dẫn khẩu vị. Nước mắm con Rươi là một loài sinh vật sinh sản trong tự nhiên của vùng biển Duyên Hải Trà Vinh.
Con Rươi là một loài sinh vật sinh sản trong tự nhiên , Rươi sống dưới mặt đất thuộc vùng nước mặn, ngập mặn, cập theo sông rạch, bãi bồi ven biển. Hình dạng con rươi nhỏ chừng cây diêm quẹt, dài từ một tất rưỡi trở lại, thân mềm nhũn. Khi còn sống con rươi mang màu máu tươi, trong suốt. Hàng năm, rươi thoát khỏi nơi cư trú vào mùa gió chướng, khi con nước dâng cao ngập cả bờ (từ tháng 11 mà đỉnh cao là cuối tháng chạp âm lịch).
Nước mắm rươi Long Vinh là đặc sản Trà Vinh tuy không ồn ào như nước mắm nhĩ cá cơm, Trà Vinh có nước mắm Rươi là loại thủy sản sạch, thường được chế biến làm chả, kho, nay được làm nước mắm. Nghe có vẻ lạ tai nhưng đây là đặc sản của Trà Vinh. Với hương vị đằm thắm, dịu nhẹ, hậu ngọt, không mặn như loại nước mắm cá cơm, nước mắm Rươi Long Vinh khiến thực khách sành điệu nếm qua một lần thì sẽ nhớ mãi.
Nước mắm rươi Long Vinh là loại nước mắm cao cấp được mệnh danh là nước mắm ngự, sản phẩm được làm từ con Rươi béo ngậy, tươi. Đây là sản phẩm ở Việt Nam nhưng chỉ xuất hiện ở vài tỉnh thành và nhiều nhất là tại Trà Vinh.
Nước mắm Rươi Long Vinh được ủ theo phương pháp truyền thống, đảm bảo An toàn VSTP, không chứa chất bảo quản, không phẩm màu, không hương liệu, chứa lượng đạm cao, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Giá Mắm Rươi Long Vinh – Trà Vinh loại 25o đạm 1 lít là 160,000đ.
9.2. Chả Hoa Năm Thụy – Đặc Sản Trà Vinh
Chả Hoa Năm Thụy là một đặc sản Trà Vinh rất nổi tiếng mang đậm hương vị quê hương.Chả Hoa Năm Thụy Trà Vinh một món quà để tặng bạn bè, người thân trong gia đình là lựa chọn không thể thiếu đối với du khách đi có dịp đi du lịch Trà Vinh. Một món ăn vô cùng hấp dẫn bổ dưỡng lại an toàn vệ sinh thực phẩm, tốt cho sức khỏe.
Chả hoa Năm Thụy đặc sản Trà Vinh được thành lập năm 1999 cơ sở sản xuất chả hoa Năm Thụy từng bước tạo niềm tin trong lòng quý khách hàng. Với những bí quyết làm nghề và sự sáng tạo độc đáo đã tạo ra sản phẩm “Chả hoa, chả lụa Năm Thụy Trà Vinh” có hồn, mang hương vị đặc trưng vừa thơm ngon vừa đẹp mắt.
Chả Hoa khi cắt ra sẽ có hình dáng như bông hoa, ở giữa là trứng muối, xung quanh là nấm mèo, cùng với lớp trứng gà được cuộn tròn bên ngoài tạo nên miếng chả ngọt, mềm mịn nhưng vẫn dai giòn xực xực với da heo xắt mỏng chấm thêm tý muối tiêu cay cực đã.
Với vỏ bao bắt mắt, có sự cách tân thành công từ sản phẩm truyền thống, chất lượng tuyệt vời, nhận được phản hồi tốt từ khách hàng, sản phẩm an toàn Chả Hoa Năm Thụy trở nên quen thuộc và ngày càng phổ biến với các buổi tiệc trong gia đình. Sản phẩm Chả Hoa Năm Thụy không hàn the, quy cách gói bằng túi nhựa chân không( để dành dùng lâu dài hoặc biếu đi xa rất tiện lợi) hợp với sở thích và nhu cầu thẫm mỉ của khách hàng. Sản phẩm đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn với chất lượng ngon, hương vị độc đáo, hợp vệ sinh, mẫu mã đẹp.
Hiện nay Công Ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm Năm Thụy đa dạng hóa các sản phẩm gồm: Chả lụa, chả cá, chả thủ, ba tê, thịt xông khói, xúc xích nem chua, cá viên, thịt chà bông…
Giá Chả Hoa Trà Vinh hiện nay có giá ổn định tại Trà Vinh 150.000đ/kg và có bán Online trên các trang thương mại điện tử, tại các đại lý tỉnh thành ở miền Tây và Thành phố Hồ Chí Minh.
9.3. Tôm Khô – Tôm Khô Vinh Kim – Đặc Sản Trà Vinh
Nhắc đến thực phẩm được chế biến thành đồ khô thì Tôm Khô từ lâu đã nổi tiếng và trở thành một trong những đặc sản. Đặc biệt Tôm Khô Vinh Kim hay thương hiệu Tôm Khô Vinh Kim dì Hai Khâm rất nổi tiếng ở Trà Vinh cũng như trong nước và là Đặc Sản Trà Vinh.
Tôm khô Vinh Kim được chế biến từ con tôm bạc đất được đánh bắt bằng lú, đáy, xà ngôm,… ở các cánh đồng ở Vinh Kim, huyện Cầu Ngang, Tỉnh Trà Vinh.
Tôm khô Vinh Kim được chế biến qua nhiều công đoạn: Chọn con tôm, luộc đúng lửa, phơi đúng cách và đúng độ nắng. Để phơi tôm khô đạt yêu cầu, sân phơi phải tráng bằng ximăng, đổ tôm trên sân nên tôm khô giữ nguyên màu đỏ, không bị bủn, gãy đây cũng là bí quyết của làng nghề Tôm khô Vinh Kim, tạo được hương vị thơm ngon rất riêng và đậm đà đặc trưng có chất lượng vượt trội so với sản phẩm tôm khô cùng loại từ các địa phương khác.
Tôm khô Vinh Kim không dử dụng phẩm màu có màu đỏ hồng tự nhiên, thịt chắc, ngọt có mùi thơm tự nhiên. Thương hiệu “Tôm khô Vinh Kim” đã trở thành một món quà quí để tặng cho người thân, bạn bè, gia đình mỗi khi dịp Lễ, Tết. Là đặc sản Trà Vinh nổi tiếng mà mỗi khi có dịp du lịch Trà Vinh được rất nhiều thực khách lựa chọn mua về sử dụng hoặc làm quà tặng.
Tôm Khô là thực phẩm rất dễ chế biến thích hợp dùng để nấu canh, cháo, gỏi hay đơn giản chỉ ăn sống vì tôm rất ngọt và thơm. Giá tôm khô loại 1 đối với Tôm Khô Vinh Kim tương đối cao do khoảng 10kg tôm tươi sẽ cho ra 1kg tôm khô hiện nay trên thị trường túi 500g có giá 750,000đ, nhưng rất xứng đáng là đặc sản trà vinh mang về làm quà.
9.4. Xá Pấu – Củ Cải Muối – Đặc Sản Trà Vinh
Củ cải muối hay còn gọi là Xá Pấu(Bấu), là một món ăn truyền thống của người Hoa, ngày nay trở thành món ăn ngon phổ biến. Ai đã từng ăn các món làm từ xá Pấu sẽ nhớ hoài hương vị đặc trưng.
Đây là một trong những đặc sản tại vùng đất Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Xá Pấu Chịt Sa – Đặc Sản Trà Vinh được đóng bịch hút chân không khi bán. Xá Pấu Chịt Sa khi cầm lên không dính tay, có mùi thơm đặc trưng; ăn giòn, vị đậm đà chứ không quá mặn phải ngâm nước nhiều lần như ở những nơi khác.
Khi ăn, củ cải muối (xá pấu) có thể cắt nhỏ, rửa sạch để nấu canh, hầm thịt gà, giò heo, sườn non hoặc ăn với cháo trắng, bánh tét. Nhiều món chay được làm từ củ cải muối (xá pấu) như củ cải khô xào, củ cải khô kho khô, củ cải muối xào sả ướp… Mới đây còn có thêm món củ cải muối trộn giấm đường, sau đó cho vào bao bì, ướp lạnh, dùng ăn lâu ngày cũng rất ngon.
9.5. Mứt Bần – Đặc Sản Trà Vinh
Mứt Bần Trà Vinh hay Mứt Bần Tư Cúc là đặc sản Trà Vinh nổi tiếng và được xuất khẩu sang nước ngoài.
Từ bàn tay khéo léo của người nông dân đã tạo nên một đặc sản hấp dẫn du khách bốn phương. Mang đậm tính đậm đà, chân quê vốn có của trái bần.
Ngoài ra Mứt bần còn có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe và bổ dưỡng như:
-
-
- Mứt bần giúp ổn định đường huyết
- Giúp tim mạch được ổn định
- Chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin tốt cho cơ thể
-
Giá Mứt Bần Tư Cúc hủ loại 350g đặc sản Trà Vinh trên thị trường có giá 35,000đ.
9.6. Bánh Tráng – Bánh Tráng Trà Vi – Đặc Sản Trà Vinh
Chắc hẳn nhiều người đã quá quen thuộc với các món ăn được chế biến kết hợp với bánh tráng bởi ở bất cứ đâu món bánh này đều được ưa chuộng. Bánh Tráng Trà Vinh có nguồn góc từ làng nghề làm bánh nổi tiếng ở xóm Trà Vi với hơn 70 hộ gia đình sống bằng nghề làm bánh tráng.
Bánh Tráng Trà Vi chủ yếu làm bằng gạo trắng, bánh được làm theo phương pháp thủ công nên có màu hơi ngà, mỏng, ngon, dẻo. Bánh tráng Trà Vi có mặt trong bữa ăn của người dân Trà Vinh và các tỉnh thành khác, không những thế bánh tráng còn có mặt khắp các nhà hàng, quán ăn lớn ở trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Bánh Tráng có thể chế biến thành nhiều món ăn như: bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng nướng, bánh tráng trộn,…bảo đảm chỉ cần thưởng thức một lần là bạn có thể nhớ ngay đến hương vị của từng món bánh tráng.
Giá bánh tráng Trà Vi trên thị trường gói 500g là 110,000đ.
9.7. Món Ngon Trà Vinh
Ngoài những đặc sản Trà Vinh mang về làm qùa kể trên những món ăn đặc sản Trà Vinh và món ngon Trà Vinh rất nhiều món ăn ngon nổi tiếng và hấp dẫn các du khách, bạn cũng nên thử khi có dip du lịch Trà Vinh.
9.7.1. Bún nước lèo Trà Vinh
9.7.2. Loi choi sả ớt
9.7.3. Dừa sáp Trà Vinh
9.7.4. Trái quách
9.7.5. Cháo ám Trà Vinh
9.7.6. Bún suông Trà Vinh
9.7.7. Bánh canh Bến Có
9.7.8. Mắm bò hóc
9.7.9. Bánh tét cốm dẹp
9.7.10. Chù ụ Trà Vinh
Mong là với cẩm nang bỏ túi này sẽ giúp ít cho các bạn có kinh nghiệm trong chuyến đi du lịch Trà Vinh tự túc thật vui và ý nghĩ.